Bên trong thư viện công cộng đầu tiên ở Việt Nam hoạt động đến ngày nay
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM tiền thân là thư viện công cộng đầu tiên của Việt Nam, thành lập từ năm 1868.
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM tiền thân là thư viện của các Ðô đốc, Thống đốc (Thư viện Soái phủ Nam Kỳ), được thành lập vào năm 1868 theo sắc lệnh của Phó Đô đốc Ohier. Năm 1882, thư viện đổi tên thành Thư viện Tư liệu Chính phủ Nam Kỳ thuộc Pháp (Bibliothèque de Documentation du Gouvernement de la Cochinchine Française), trở thành thư viện công cộng đầu tiên của Việt Nam.
Trải qua nhiều lần chia tách, chuyển địa điểm, đến năm 1968, thư viện chính thức đặt viên đá xây dựng đầu tiên tại số 69 đường Gia Long (nay là 69 đường Lý Tự Trọng, Q.1) vào năm 1968. Mảnh đất đặt trụ sở thư viện ngày nay trước kia là “Khám lớn Sài Gòn” – nhà tù đầu tiên của thực dân Pháp (1866 – 1953).
Thư viện chính thức đi vào hoạt động năm 1972 – có tên là Thư viện Quốc gia Sài Gòn. Ngày 14.4.1978, UBND TP.HCM quyết định đổi tên thành Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM. Tên giao dịch, đối ngoại của Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là “General Sciences Library of Ho Chi Minh City”.
Công trình Thư viện Quốc Gia khởi công dựa vào đồ án thiết kế của hai KTS Bùi Quang Hanh và Nguyễn Hữu Thiện, cùng với cố vấn kỹ thuật của KTS Lê Văn Lắm. Kinh phí xây dựng thư viện lên đến 177 triệu đồng, nhà thầu dùng tới 100.000 công thợ, 500 tấn sắt và 27.000 bao xi măng với 3 năm thi công, diện tích 7.070 m2 bao gồm hai khối. (Ảnh: Phan Diệp)
Khối thứ nhất là một dãy nhà dài 71 m, ngang 23 m gồm một tầng hầm, một tầng trệt và hai lầu và sân thượng. Khối thứ hai nằm ở trung tâm, hình vuông và vươn lên cao như một ngọn tháp với 14 tầng, cao 43 m, là kho chứa tài liệu. (Ảnh: Phan Diệp)
Đây là thư viện lớn nhất Việt Nam vào thời bấy giờ, có kiến trúc hiện đại kết hợp với tính dân tộc. Lúc này thư viện có 53 nhân viên phục vụ với khoảng 100.000 bản tài liệu. (Ảnh: Phan Diệp)
Trong cuốn sách “Kiến trúc hiện đại Miền Nam Việt Nam – Chủ nghĩa bản địa giữa thế kỷ XX” của kiến trúc sư người Mỹ Mel Schenck và nhiếp ảnh gia Alexandre Garel do Phương Nam Book xuất bản năm 2022, có phần giới thiệu về thư viện. Nội dung có đoạn: “Tòa nhà được yêu thích vì sự kết hợp của các họa tiết và hình học truyền thống Việt Nam trên tấm bê tông đúc sẵn, án ngữ ngay mặt tiền”. (Ảnh: Phan Diệp)
Tấm lam bê tông này có chức năng như một bức tường hoa gió ngăn cách hiệu quả ánh nắng rọi trực tiếp đồng thời vẫn cho phép ánh sáng lọt vào phòng đọc. (Ảnh: Phan Diệp)
Phù điêu “phượng hàm thư” (chim phượng mang theo kinh thư thánh hiền) trên bức tường hướng ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được xem là mô típ trang trí quen thuộc trong nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc truyền thống, tượng trưng cho sự anh minh, nhân hậu. (Ảnh: Phan Diệp)
Phía trước tòa nhà có hồ cảnh trải dài, cùng hệ thống cây xanh sân vườn giúp hạn chế bức xạ mặt trời, điều hòa độ ẩm, cải thiện chất lượng không khí… (Ảnh: Phan Diệp)
Hành lang rộng 2 m ở khối phòng đọc ở mỗi tầng với hệ thống lam ở mặt trước, mặt sau tòa nhà tạo bức tường nhiều lớp vừa đủ cho gió xuyên qua, vừa chắn bức xạ mặt trời, khuếch tán ánh sáng tự nhiên có lợi cho người đọc (Ảnh: Phan Diệp)
Sảnh chính rất lớn có một cầu thang uốn lượn dẫn đến phòng đọc ở lầu 1 (Ảnh: Phan Diệp)
Trước đây, khu vực này là dãy kệ sách. Từ mùa nắng nóng đầu năm nay, thư viện dời một số kệ để đặt bàn đọc sách ngay cửa sổ, tạo góc đọc có nhiều ánh sáng, mát mẻ phục vụ bạn đọc. Điều kiện ánh sáng bên trong thư viện khá tốt, thể hiện điều quan trọng là: kiến trúc công trình hỗ trợ tốt cho công năng của thư viện – đọc sách (Ảnh: Phan Diệp)
Thư viện phục vụ đọc sách tại chỗ, cho mượn về nhà và giải đáp thông tin trực tiếp hay bằng điện thoại. Ngoài ra, không gian thư viện còn được nhiều đơn vị chọn làm nơi triển lãm sách, báo theo chuyên đề, tổ chức câu lạc bộ bạn đọc, nói chuyện chuyên đề, thảo luận. Đơn vị còn cung cấp các dịch vụ như: sao chụp, in ấn tài liệu; biên soạn thư mục theo yêu cầu của các cơ quan, cá nhân trong cả nước… (Ảnh: Phan Diệp)
24.2.2007, khánh thành Thư viện Lý Tự Trọng nhằm phục vụ thiếu niên. Hiện nay được đổi tên thành Phòng đọc Thiếu nhi với thiết kế hiện đại, phù hợp với đối tượng phục vụ (Ảnh: Phan Diệp)
Phòng đọc khiếm thị khánh thành ngày 23.9.1999 nhân dịp kỷ niệm 54 năm ngày Nam bộ kháng chiến. Hiện tại được chuyển đổi công năng, dùng làm văn phòng cho một số bộ phận khác của thư viện. Dù được xây sau nhưng công trình vẫn giữ nét hài hòa, đồng nhất từ màu sơn, vật liệu đến hoa văn so với tòa nhà chính (Ảnh: Phan Diệp)
Thư viện tọa lạc trên đường Lý Tự Trọng rợp bóng cây, tiếp nối mảng xanh và hệ thống hồ nước trong khuôn viên, làm nên sự giao hòa với thiên nhiên của một công trình kiến trúc đặc biệt (Ảnh: Phan Diệp)
Theo thanhnien.vn
Hoạt động theo phương châm “Chất lượng tiên phong”, Bao Bì Giấy Hoàng Vương luôn hướng đến giải pháp bao bì bền vững thân thiện môi trường. Chúng tôi tự hào là đơn vị sản xuất bao bì của Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng:
- Chứng nhận FSC: FSC-C187470
- Chứng nhận GMI
- Chứng nhận G7
- ISO 9001:2015
CÔNG TY TNHH BAO BÌ GIẤY HOÀNG VƯƠNG
Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực bao bì giấy và tạo dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường, bao bì giấy Hoàng Vương tự hào là doanh nghiệp bao bì tư nhân của Việt Nam được đồng hành với nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước. Chúng tôi luôn đồng hành cùng quý công ty trong hành trình tìm kiếm sáng tạo, tìm kiếm sự khác biệt đổi mới. Sự thành công của bạn là thành quả và cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục sáng tạo hơn nữa, chuyên nghiệp hơn nữa.
- Địa chỉ: 10/6C Đường Số 10, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp. HCM
- ĐTDD: 0908.863.965 (Mr. Lê Hồng Sơn)
- ĐT: 028.62696129 – 028.22481926
- FAX: 08.62696032
- E-mail: havupackage@gmail.com
- Website: www.baobigiay.vn – www.hopcungcaocap.vn
- Fanpage: Công ty TNHH bao bì giấy Hoàng Vương